Nhận biết, phân biệt sợi cotton, các loại vải cotton (vải bông)

Nhận biết, phân biệt sợi cotton, các loại vải cotton (vải bông). Các ứng dụng của sợi bông, vải làm từ sợi cotton.

Hàng ngày, có rất nhiều vật dụng chúng ta sử dụng từ vải cotton: khăn rửa mặt, quần áo mặc, chăn, ga, gối, … Tuy nhiên các sản phẩm có nguồn gốc 100% cotton giá thành cao và chưa hẳn đã tốt. Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ, rất nhiều loại xơ tổng hợp được pha vào thành phần sợi dệt. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn nhận biết, phân biệt các loại vải làm từ sợi bông hoặc có chứa sợi bông một cách tương đối chính xác.

Hình ảnh sợi bông từ quả bông(cotton)

Qủa bông trước khi thu hoạch lấy xơ.

1. Nguồn gốc bông.

Bông được lấy từ hạt một loại thực vật thuộc họ Gossypium có tên là cây bông vải. Bông vải là loại cây ưa nắng ấm, cần nhiều ánh sáng. Nhiệt độ thích hợp để trồng bông là từ 20-30°C. Bông được gieo bằng hạt, thời gian thu hoạch từ 90 đến 200 ngày tùy thuộc giống bông.

Tại Việt Nam, bông trồng nhiều ở Tây Nguyên, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, vùng duyên hải miền Trung (Ninh Thuận, Bình Thuận) và một số tỉnh phía Bắc.

2. Chủng loại bông vải.

– Bông Hải Đảo: cho xơ có chất lượng tốt nhất có chiều dài 3.5 – 6.4cm, mảnh 0.13-0.15cm,chiếm không nhiều.
– Bông Lục Địa: chiếm 70% sản lượng dài 12.7- 33.3mm, mảnh 0.16-0.22tex).
– Bông Cỏ Xơ thô và ngắn (l<20mm).
– Bông Lưu niên Xơ thô và ngắn.

3. Tình hình tiêu thụ bông.

Xơ bông được sử dụng rộng rãi với hơn 100 mục đích khác nhau. Tỷ trọng phân bố sử dụng xơ bông:
– Lĩnh vực may mặc: dệt kim (47.4%), dệt thoi (52.6%), quần áo nữ, nam, trẻ em.
– Lĩnh vực công nghiệp: vải y tế, chỉ, lều, giấy dầu, đóng sách, quần áo cứu hỏa, phi hành gia, giày, ủng, khóa kéo…
– Lĩnh vực dân dụng: khăn trải giường, gối, khăn lau, khăn trải bàn, bọc ghế salon…
– Sản xuất thảm các loại.

4. Cấu trúc xơ bông vải.

Xơ bông có dạng tế bào hình ống, đầu khép kín, thành mỏng chứa đầy chất nguyên sinh, độ xoắn tự nhiên.

– Chứa khoảng 93-94% α-cellulose là thành phần chính và quyết định tính chất của xơ bông.

– Cấu trúc xơ ảnh hưởng đến tính chất của xơ bông nhưng yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến xơ bông đó là độ chín.

hình ảnh xơ bông.

Hình ảnh chụp bề mặt cắt ngang và chiều dọc của xơ bông.

Cấu tạo xơ cotton- xơ bông

Hình ảnh cấu tạo xơ bông.

5. Tính chất của xơ bông.

+ Khối lượng riêng: 1.52-1.56g/cm3.
+ Độ bền kéo: trung bình.
+ Độ giãn: khá thấp.
+ Khả năng phục hồi đàn hồi: thấp, phục hồi 75% nếu kéo giãn 2%, nếu kéo giãn 5% thì xơ bông chỉ phục hồi khoảng 50%.

* Với nhiệt độ: Là vật liệu không nhiệt dẻo. Tương đối bền nhiệt, ở 150°C trong nhiều giờ xơ chưa bị tổn thương. Trạng thái ướt 120°C xơ bắt đầu giảm bền. 220 – 400°C bị nhiệt hủy mạnh.

* Với Axít.: Kém bền nhất là với axít vô cơ, bị phá hủy mạnh nhất ở nhiệt độ và nồng độ cao.
Chú ý: Sau khi xử lý axit vải bông cần nhất thiết giặt sạch axít trước khi đem phơi, sấy…

* Với Kiềm:

– Tương đối bền kiềm >>Ứng dụng làm bóng vải bông đồng thời tăng khả năng nhuộm, xốp và hấp thụ nước tốt.

– Kiềm không trực tiếp phá hủy xơ bông nhưng nếu có mặt của các chất oxi hóa hay ánh sáng vẫn có thể làm xơ bị phân hủy.

* Chất khử và chất ôxi hóa. – Chất khử (như Na2S, Na2SO4…) không ảnh hưởng đến xơ bông

– Chất ôxy hóa tác dụng phá hủy bông tùy thuộc điều kiện phản ứng (chuyển thành axít cellulose). Khi tẩy vải bông người ta dùng chất ôxy hóa như :NaHClO, NaClO2, H2O2)…

* Phản ứng este và ete (tính chất rượu).

– Người ta biến tính xơ bông thành CMC (Carboxyl metyl cellulose) có khả năng hòa tan trong nước nóng và kiềm yếu. Có thể dùng làm hồ sợi dọc, hồ in hoa.

Ngoài ra, sợi bông còn có một số tính chất khác như:

*Khả năng hút ẩm và hòa tan.

– Không tan trong nước
– Hàm ẩm 8 – 8,5%, >> làm vật liệu dễ hút ẩm, thấm mồ hôi, vệ sinh, giúp loại trừ sự tích tụ tĩnh điện.
– khô chậm do nước liên kết với xơ khá chặt – Rất dễ nhiễm bẩn do tính háu nước
– Trong nước trương nở nhưng lấy lại hình dạng ban đầu khi khô.
– Trong nước tăng độ bền từ 10-20%.
– Tan trong đồng amoni [Cu(NH3)4].

* Khả năng nhuộm: Do có nhiều nhóm (-OH) nên xơ bông có thể nhuộm bằng thuốc nhuộm trực tiếp, hoạt tính, hoàn nguyên hay lưu huỳnh.

* Tính dễ nhàu.
– Do chứa nhiều nhóm có cực nên lực tương tác giữa các mạch tương đối mạnh. Dễ tái hợp lại ở vị trí mới ngăn cản VL phục hồi biến dạng.
– Do xell dễ hút ẩm, trương nở trong nước nên dễ bị biến dạng.

* Vi khuẩn và nấm mốc. Bông kém bền vi sinh vật (giảm độ bền cơ lý)enzym của một số vi sinh vật có khả năng làm chất xúc tác thủy phân cellulose (cắt ngắn mạch).
-Lợi dụng tính chất này để thực hiện các công nghệ hoàn tất như mài vi sinh, làm nhẵn mặt vải, giảm trọng…

6. Phạm vi sử dụng của cây bông.

– Hạt bông là nguồn thực phẩm quan trọng, làm thức ăn cho người và một số gia súc do có hàm lượng protein cao.
– Xơ dài của bông (>1.3cm) là sản phẩm trực tiếp để sản xuất sợi và vải ứng dụng trong ngành may mặc.

Sợi bông không hòa tan trong nước, khi ẩm hoặc ướt sẽ dẻo dai hơn khi khô ráo.

Sợi bông bền đối với chất kiềm, nhưng không bền đối với acid và có thể bị vi sinh vật phân hủy. Dù vậy khả năng chịu được mối mọt và các côn trùng khác rất cao. Sợi bông dễ cháy nhưng có thể nấu trong nước sôi để tiệt trùng. Vì ưu điểm này nên xơ được sử dụng nhiều làm nguyên liệu sợi dệt các loại vải may quần áo y tế.

Sợi bông là loại sợi thiên nhiên có khả năng hút/ thấm nước rất cao; sợi bông có thể thấm nước đến 65% so với trọng lượng. Sợi bông có khuynh hướng dính bẩn và dính dầu mỡ, dù vậy có thể giặt sạch được. Sợi bông thân thiện với da người (không làm ngứa) và không tạo ra các nguy cơ dị ứng việc khiến cho sợi bông trở thành nguyên liệu quan trọng trong ngành dệt may.

Sợi bông không hòa tan trong nước.

Khi ẩm hoặc ướt sẽ dẻo dai hơn khi khô ráo. Sợi bông bền đối với chất kiềm, nhưng không bền đối với acid và có thể bị vi sinh vật phân hủy. Dù vậy khả năng chịu được mối mọt và các côn trùng khác rất cao. Sợi bông dễ cháy nhưng có thể nấu trong nước sôi để tiệt trùng.

– Xơ ngắn hay còn gọi là bông phế sử dụng làm hồ, xơ nhân tạo.

Lãnh vực chính của sợi bông là việc ứng dụng trong ngành may mặc. Ngoài ra, sợi bông còn được dùng làm thành phần trong các chất liệu tổng hợp.

Cách phân biệt sợi bông như thế nào?

1. Vải bông là gì?

Vào thời xa xưa, ông cha ta đã biết cách trồng cây bông để lấy quả đem về lấy sợi dệt thành vải may quần áo. Cho đến khi ngành dệt may phát triển, người ta vẫn lấy sợi từ cây bông nhưng mang về xử lý bằng hóa chất để tăng độ bền cũng như giảm sự mục, mốc của vải. Từ đó, vải cotton ra đời. Vậy vải cotton là gì?

Vải cotton là loại vải tổng hợp được làm từ nhiều nguồn nguyên liệu thiên nhiên trong đó nguyên liệu chính là sợi bông và các chất hóa học tạo thành. Nhờ những tính năng vượt trội mà vải cotton đang được sử dụng rộng rãi và ưa chuộng nhất hiện nay.

– Ưu điểm vải cotton: Hút ẩm, thấm mồ hôi, giảm nhiệt và làm mát cơ thể.

– Nhược điểm: Giá thành cao, mình vải cứng, có cảm giác khô thường là lựa chọn của các khách hàng nam. Người ta khắc phục nhược điểm này bằng cách pha sợi Spandex để tạo sự mềm mại cho những đường cong quyến rũ đối với các khách hàng nữ.

2. Các loại vải cotton:

Theo kiểu dệt vải cotton được chia làm 3 loại sau:

Vải dệt kim

Đây là loại vải cotton có độ co giãn và đàn hồi tốt nhất trong các kiểu dệt.

Các loại vải này được ứng dụng may áo tshirt, poloshirt, quần áo mặc nhà, đồ lót, và một số vải có kiểu dệt đặc biệt(vải interlock) may thời trang công sở nữ.

Trọng lượng trung bình vủa vải khoảng 150-210g/m2.

Vải singer để may đồng phục áo tshirt

Vải cotton dệt kim có độ co giãn và đàn hồi và độ rủ lớn nhất trong 3 kiểu dệt vải.

Vải dệt thoi

Đây là loại vải được sử dụng rất nhiều làm trang phục công sở mặc ngoài. Với đổ rủ ít, và họ thường xử lý chống nhăn trước khi đưa vào sử dụng. Vải cotton dệt thoi chủ yếu làm áo sơ mi, quần áo bảo hộ lao động, khăn ăn, ga gối, rèm…và rất nhiều ứng dụng khác.

Vải sơ mi Mantis

Vải may áo sơ mi

Vải không dệt

Đây là loại vải được ép từ sơ sợi với chất phụ gia tạo thành vải mà không phải dùng phương pháp dệt. Vải cotton không dệt thường được ứng dụng  làm khăn bọc sản phẩm, túi sách… trong các ngành kỹ thuật khác nhau. Vải thường không co giãn, có độ rủ thấp nhất trong 3 loại trên.

Vải cotton không dệt làm túi sách.

Về thành phần sợi, thì vải cotton có thể được pha với rất nhiều loại sợi khác để cho ra các loại vải khác nhau. Vải cotton được chia thành 3 loại phổ biến sau:

Thứ nhất: Vải chứa 100% cotton, hoặc pha với thành phần từ 95%cotton trở lên: Là vải có nguồn gốc từ sợi quả bông hay còn gọi là sợi Xenluloxo. Vải 100% cotton có thể thấm hút mồ hôi tốt, thích hợp khí hậu nhiệt đới của nước ta. Nhưng nhược điểm của loại vải này là có giá thành khá cao, chỉ dành cho những sản phẩm cao cấp.

Thứ hai: Vải cotton CVC 65/35 có thành phần gồm 65% xơ cotton và 35% xơ PE. Là loại vải mang cả 2 tính chất của sợi cotton và PE. Vì thành phần cotton chiếm tới 65% nên giá thành loại vải này cũng khá cao.

Thứ ba: Vải Tixi hay gọi tắt là TC gồm có 35% xơ cotton và 65% xơ PE. Lại vải này thường được dùng may áo thun và được sử dụng phổ biến hơn do giá thành ở mức trung bình.

3. Cách nhận biết vải làm từ bông:

Thị trường vải đa dạng và phong phú khiến người tiêu dùng không biết đâu là vải cotton 100%, vải pha cotton với các sợi khác. Để giảm giá thành nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, nhà sản xuất thường pha cotton với polyeste. Trong điều kiện phòng thí nghiệm, thì việc xác định mức độ pha cotton và polyeste trở lên rất đơn giản bởi có rất nhiều phương pháp như: cơ, lý, hóa, nhiệt…Tuy nhiên, là người tiêu dùng hoặc nhà sản xuất nhỏ lẻ thì đôi khi việc này trở lên rất khó. Để giúp bạn biết đâu là vải cotton 100%, vải pha với polyeste… chúng tôi đưa ra một số cách nhận biết nhanh với những phương pháp đơn giản sau cũng có thể giúp bạn xác định chuẩn 90%.

PE (Polyeste, tên thường gọi Pê- E:

Loại vải này được làm từ 100% sợi PE. Ưu điểm loại vải này là có độ bền cao và ít bị nhàu, không bị co lại trong quá trình sử dụng. Giá thành cũng mềm nên được dùng phổ biến)

Các loại vải cotton

– Người mua nhầm chứ người bán rất ít khi nhầm. Thường vải 100%cotton dệt thoi sẽ vào khoảng 95.000-250.000 đ/m tùy vảo kiểu dệt, mức độ thoàn thiện. Vải dệt kim sẽ dao động khoảng 170.000/kg. Nếu bạn mua vải mới mà giá thành quá rẻ thì nên xem xét lại một cách cẩn thận nhé.

– Sử dụng phương pháp giác quan: Nếu bạn chịu khó quan sát bạn sẽ thấy vải cotton rất dễ gấp nếp nên cũng dễ bị nhăn theo nếp. Nếu dùng tay sờ vào mẫu vải cotton bạn cũng sẽ cảm nhận được độ xốp, hơi khô, không rũ, không lạnh. Nếu lấy một ít sợi vải ra và làm thí nghiệm với nước thì sợi ta sẽ thây vải nhiều cotton có khả năng hút nước rất mạnh, sau khi ngấm nước sẽ có độ bền kéo lớn hơn.

– Sử dụng phương pháp nhiệt học: Đây là phương pháp đơn giản mà tương đối chính xác. Dùng một mẫu vải nhỏ và đem đốt, bạn quan sát nếu thấy lửa cháy màu hồng, khói xám và sau khi cháy hết không để lại chất nhựa thì đó là vải cotton. Ảnh dưới đây cho biết kết quả sau khi đốt các loại vải cotton.

Cách nhận biết vải cotton

Video hướng dẫn nhận biết vải 100%cotton, 100%polyeste, vải pha.

Sử dụng sợi cotton, vải làm từ sợi cotton như thế nào cho phù hợp?

Như đã trình bầy ở trên, bạn có thể thấy ưu nhược điểm của vải làm từ sợi cotton: Thấm hút tốt, bền với môi trường kiềm, dễ tẩy trắng, dễ nhuộm mầu, bền ở nhiệt độ cao. Là sợi tự nhiên nên rất thân thiện với cơ thể người sử dụng. Nhược điểm của nó là giá thành cao, nhăn, dễ bị vi khuẩn và nấm mốc phân hủy.

Để khai thác ưu điểm và hạn chế nhược điểm của vải cotton, ta nên sử dụng chúng vào các mục đích sau:

Thứ nhất: nên sử dụng trong ngành y tế vào các mục đích lau chùi, băng bó vết thương(bông, băng). Sử dụng làm trang phục y tế vì khả năng thấm hút, dễ tẩy, hấp của vải bông.

Thứ hai: nên sử dụng vải với thành phần nhiều cotton trong các sản phẩm đồ lót, đồ ngủ, chăn, ga, quần, áo giữ ấm.

Thứ ba: nên sử dụng các loại vải cotton đã qua xử lý hoàn thiện chống nhăn, làm bóng đối với sơ mi mặc ngoài cho nam. Đối với thời trang xuân hè: sơ mi, quần jeans, sooc nên sử dụng vải có thành phần nhiều cotton.

Sử dụng vải cotton trong lĩnh vực đồng phục, bảo hộ, hoạt động thể thao.

Đối với quần áo đồng phục, quần áo hoạt động thể thao. Sử dụng vải có thành phần cotton cao sẽ không tốt vì trong quá trình hoạt động nhất là hoạt động thể dục, mồ hôi sẽ ra nhiều và thấm vào vải khiến cơ thể mất nhiệt nhanh. Việc phải thấm hút môt hôi nhiều sẽ khiến vải nhanh bị vi khuẩn, nấm mốc phá hủy. Ngoài ra, việc giặt, tẩy nhiều cộng với vi khuẩn, nấm mốc hoạt động mạnh cùng với axit, muối có trong không khí sẽ khiến vải nhanh mục, rách.

Trong trường hợp này, chúng tôi thường khuyên khách hàng sử dụng các loại vải pha cotton với polyeste để khắc phục tất cả những nhược điểm của cotton. Trong trường hợp khách hàng vấn muốn sử dụng vải với thành phần cotton cao thì nên chọn loại đã qua xử lý để hạn chế các vấn đề trên.

Lựa chọn vải may trang phục như thế nào cho phú hợp là quyền của các bạn. Với chúng tôi, chúng tôi luôn chọn những loại vải hợp lý, ổn định để đem lại sự phù hợp với khách hàng. Vật liệu phù hợp sẽ quyết định 60% chất lượng của sản phẩm may mặc.

Trên đây là những gì chúng tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu, nếu các bạn quan tâm hoặc có những câu hỏi khác về vải, các sản phẩm làm từ vải cotton hãy liên hệ với chúng tôi để được nắng nghe và tư vấn.

Trân trọng,

Nhận biết, phân biệt sợi cotton, các loại vải cotton (vải bông)
4 (80%) 1 vote[s]

Nhận biết, phân biệt sợi cotton, các loại vải cotton (vải bông) vào lúc: Tháng Tư 8th, 2019 bởi vubien
Tin liên quan
  • Các loại mẫu vải

    Các loại mẫu vải

    5 năm trước

    Với hàng trăm ngàn các loại mẫu vải, bạn phải chọn vải để may đồng phục cho công ty? Thông tin thì ít, thời gian ra chợ lại không có ...

  • Vải may áo khoác gió, giá cả và địa chỉ bán lẻ

    Vải may áo khoác gió, giá cả và địa chỉ bán lẻ

    6 năm trước

    Vải may áo khoác gió, giá cả và địa chỉ bán lẻ. Hà Nội đang là cuối thu nhưng tiết trời đã trải qua nhiều đợt không khí lạnh. Nhu cầu ...

  • Sợi polyester

    Sợi polyester

    6 năm trước

     Sợi polyester, khái niệm, nhận biết và phân biệt sợi polyester và các loại vải làm từ sợi polyeste. Khái niệm cơ bản về sợi Polyester: Polyester là một loại sợi tổng ...

  • Đặc điểm và cách nhận biết các loại vải len

    Đặc điểm và cách nhận biết các loại vải len

    6 năm trước

    Đặc điểm và cách nhận biết các loại vải len. Trong mùa đông, chúng ta dùng rất nhiều những sản phẩm làm từ len như: găng tay, khăn, mũ, áo len...đến ...

  • Tiêu chuẩn để lựa chọn xơ cho ngành dệt may

    Tiêu chuẩn để lựa chọn xơ cho ngành dệt may

    6 năm trước

    Các tiêu chuẩn lựa chọn xơ cho ngành dệt may. Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của sản phẩm dệt là vải. Có nhiều tiêu chí để chọn lựa ...

  • Các loại vải

    Các loại vải

    6 năm trước

    CÁCH NHẬN BIẾT XƠ, SỢI, CÁC KIỂU DỆT VÀ CÁC LOẠI VẢI. Vải được dệt từ sợi và sợi thì được kéo từ xơ. Chính vì vậy, với các loại sợi ...

  • Kiểu dệt interlock

    Kiểu dệt interlock

    6 năm trước

    Kiểu dệt interlock. Kiểu dệt interlock là gì?[caption id="attachment_14713" align="aligncenter" width="638"] Kiểu dệt interlock cho hai mặt vải giống nhau.[/caption]in • ter • lock [ intərläk ] : kiểu dệt interlock ...

  • Vải tuyết mưa

    Vải tuyết mưa

    6 năm trước

    Vải tuyết mưa là gì? Đặc điểm, tính chất và ứng dụng của vải tuyết mưa? Vải tuyết mưa là gì? Trên thế giới, đây là một loại vải có tên tiếng ...

Liên hệ
Liên Hệ