Đồng Phục Là Gì? Tại Sao Lại Phải Mặc Đồng Phục?
Nói đến đồng phục, mỗi chúng ta ai cũng đều nghe qua, chính xác hơn là ai cũng từng mặc lên mình những trang phục được gọi là đồng phục.
Vậy, đồng phục là gì? Tại sao phải mặc đồng phục? Các bạn có thể cười cho một câu hỏi tưởng chừng như là hiển nhiên này nhưng nếu đọc hết giải thích phía dưới thì đa số sẽ thấy mình hiểu chưa hết ý nghĩa của nó. Hãy cố gắng đọc hết bài viết dưới đây mà chúng tôi tổng hợp lại được để hiểu chính xác nghĩa của cụm từ trên nếu bạn quan tâm.
Đồng phục là gì?
Đầu tiên ta hãy tìm hiều về khái niệm trang phục.
Sự xuất hiện của trang phục đánh dấu một bước ngoặt trong nhận thức của con người. Lúc đầu trang phục chỉ là nhu cầu bảo vệ cơ thể, che nóng, che lạnh. Dần dần, trang phục trở thành nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu làm đẹp của con người. Trang phục thể hiện nghề nghiệp, đẳng cấp, phong tục, tập quán, tôn giáo, lễ nghi Trang phục liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống như: địa lý, lịch sử, kinh tế, môi trường văn hóa Chính vì thế, trong mỗi giai đoạn lịch sử, trang phục lại có những biến đổi, cách tân cho phù hợp với hoàn cảnh lịch sử và đời sống sinh hoạt của con người.

Trang phục là những vật liệu tự nhiên hoặc nhân tạo được sử dụng để bảo vệ, giữ ấm, làm mát cho cơ thể.
Từ đó ta có thể hiểu: trang phục là những vật liệu tự nhiên hoặc nhân tạo được con người dùng để bảo vệ cơ thể(bản thân họ hoặc người khác), che nóng, che lạnh.
Trang phục hay y phục là những đồ để mặc như quần, áo, váy,… để đội như mũ, nón, khăn,… và để đi như giày, dép, ủng,… Ngoài ra, trang phục còn có thể thêm thắt lưng, găng tay, đồ trang sức,… Chức năng cơ bản nhất của trang phục là bảo vệ thân thể. Tiếp đó, trang phục cũng có chức năng thẩm mỹ, làm đẹp cho con người.

Mùa xuân hè, áo phông được sư dụng hầu hết trong các ngành nghề, giới tính, lứa tuổi như: công sở, học sinh, thể thao, sự kiện, gia đình, bảo hộ lao động, nhân viên phục vụ quán ăn, cà phê, giao hàng…
Vì những khác biệt văn hóa, trang phục của từng quốc gia, địa phương có những điểm khác nhau. Lý do xuất phát từ những khác biệt về lịch sử, trình độ văn minh, kinh tế, địa lý, khí hậu, tín ngưỡng, phong tục, tập quán… Trang phục cũng là thứ có thể giúp nhận biết đẳng cấp, giai cấp của người mặc.
Như vậy khái niệm đồng phục được hiểu như sau:
“Đồng phục hay bộ đồng phục là trang phục giống nhau và được mặc bởi các thành viên của một tổ chức khi tham gia các hoạt động trong tổ chức đó theo quy định, nội quy của tổ chức”.
Đồng phục hiện nay được sử dụng phổ biến trong các lực lượng vũ trang, tổ chức bán quân sự (dân quân tự vệ, dân phòng) một số nơi làm việc, trường học, bệnh viện, nhân viên bảo vệ, một số công sở và các tù nhân trong nhà tù. Ở một số nước các quan chức cũng mặc đồng phục khi thực thi nhiệm vụ. Công nhân cũng thường được phát đồng phục mặc dưới dạng áo quần bảo hộ lao động.
Tại sao phải mặc đồng phục?
Trang phục cùng kiểu dáng, mầu sắc dễ thể hiện tình đoàn kết của tổ chức, điều này đã được thực hiện ngay từ những ngày của Đế chế La Mã đến ngày nay. Việc mặc đồng phục thường được thực hiện một cách bắt buộc ở trường học, bệnh viện, nhà hàng và nơi công sở. Mục đích của các tổ chức này một phần là muốn trang bị những bộ quần áo tiện ích với công việc cho từng thành viên một phần là yêu cầu mọi thành viên phải tuân theo một nội quy thống nhất của tổ chức.
Đồng phục ban đầu là sự thể hiện một phong cách hay nhóm cá tính của một đội nhóm hay tổ chức, nó là sự phân biệt giữa các tập thể.
Dần phần nó được phát triển mạnh mẽ gần như ở tất cả các tổ chức trong xã hội, đặc biệt là doanh nghiệp. Với Doanh nghiệp đồng phục không chỉ thể hiện tinh thần, phong cách cũng như đặc trưng của doanh nghiệp, mà còn là một cách để quảng bá hình ảnh ra công chúng để nhiều người biết đến.

Nghệ nhân Ánh Tuyết (Hà Nội) cùng hai con gái Vũ Kiều Trang và Vũ Kiều Linh vượt đường xa vào Đà Nẵng cùng vào bếp phục vụ tiệc trưa ngày 11/11 cho 21 nhà lãnh đạo nền kinh tế thành viên APEC
Ngày nay, đồng phục và thời trang có sự hòa lẫn, các nhóm, tổ chức, doanh nghiệp, trường học… đều lựa chọn trang phục cho mình sao cho ấn tượng nhất, hợp thời nhất.
Phân loại.
Đồng phục được sử dụng hầu hết trong các ngành nghề và lĩnh vực xã hội. Đôi khi chúng được sử dụng lẫn lộn và sai mục đích. Để cho việc sử dụng được thuận tiện, rõ ràng và phù hợp với mục đích. Đồng phục Mantis chúng tôi phân loại theo chức năng và theo loại sản phẩm như sau:
Phân loại theo loại sản phẩm:
Áo khoác, áo vest, sơ mi, quần âu, chân váy, đầm liền, gile, áo phông….
Phân loại theo chức năng:
Giáo dục, văn phòng, y tế, công nhân sản xuất, nhà hàng khách sạn, thẩm mỹ viện, tập lyện thể thao và thi đấu…
Có sự tham khảo của Wikipedia.