Cách Mặc Và Cởi Bỏ Quần Áo Bảo Hộ Phòng Dịch PPE

CÁCH MẶC VÀ CỞI BỎ QUẦN ÁO BẢO HỘ PHÒNG DỊCH PPE DÙNG 1 LẦN.

Cách mặc và cởi bỏ quần áo bảo hộ phòng dịch PPE( bộ phòng dịch xanh da trời cấp độ 2). Hướng dẫn bằng video của TS.BS Phan Thị Hằng phó giám đốc bệnh viện Hùng Vương.

HƯỚNG DẪN MẶC VÀ CỞI ĐỒ QUẦN ÁO BẢO HỘ PHÒNG DỊCH PPE DÙNG 1 LẦN VÀ CÁC THIẾT BỊ PHÒNG HỘ CÁ NHÂN NGĂN NGỪA VI RÚT MERS-Cov.

Phương tiện phòng hộ cá nhân (PHCN) là những phương tiện để nhân viên y tế bảo vệ mình khỏi bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc gần với người bệnh. Phương tiện phòng hộ cá nhân cũng có thể bảo vệ người bệnh không bị nhiễm các vi sinh vật thường trú và vãng lai của nhân viên y tế.

1. Mục đích

Ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm vi rút MERS-CoV từ người bệnh sang nhân viên y tế, người nhà người bệnh và khách thăm.
Ngăn ngừa nguy cơ phát tán nguồn bệnh tới người bệnh khác, môi trường xung quanh người bệnh và cộng đồng.

2. Phạm vi áp dụng

Mọi nhân viên y tế, người nhà người bệnh, khách thăm, những người có tiếp xúc với người bệnh nghi ngờ hoặc xác định nhiễm vi rút MERS-CoV.

3. Nguyên tắc thực hiện

3.1. Nguyên tắc chung

  •  Sử dụng các phương tiện PHCN theo khuyến cáo của phòng ngừa chuẩn kết hợp với phòng ngừa qua tiếp xúc và giọt bắn trong chăm sóc người bệnh nghi ngờ hoặc xác định nhiễm vi rút MERS-CoV.
  •  Sử dụng phương tiện PHCN nhằm bảo vệ niêm mạc miệng, mũi mắt và da của nhân viên y tế khỏi máu và dịch tiết các chất lây nhiễm. Vệ sinh tay, mang đầy đủ các phương tiện PHCN là biện pháp quan trọng nhất trong phòng ngừa lây nhiễm cho nhân viên y tế.
  •  Phương tiện PHCN chỉ hiệu quả khi áp dụng nó cùng với những biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn khác như tổ chức quy trình sàng lọc, cách ly, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải.
  • Quan trọng nhất cần chú ý trong sử dụng phương tiện PHCN là việc tuân thủ đúng quy trình sử dụng các phương tiện PHCN này.

3.2. Các nguyên tắc cần tuân thủ khi sử dụng phương tiện phòng hộ cá
nhân

1. Chỉ mặc phương tiện PHCN trong buồng đệm.

2. Luôn mang phương tiện PHCN khi tiếp xúc, thăm khám, chăm sóc cho người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm vi rút MERS-CoV.

3. Thực hành mặc và tháo bỏ phương tiện PHCN phải được thực hiện thuần thục trước khi chăm sóc người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm vi rút MERS-CoV và phải được giám sát bởi thành viên đã được đào tạo.

4. Chuẩn bị đầy đủ các vật dụng của bộ phương tiện PHCN trước khi mặc.

5. Khi đã vào phòng bệnh, tránh sờ hoặc điều chỉnh phương tiện PHCN.

6. Phải đảm bảo phương tiện PHCN phủ kín toàn bộ cơ thể, không được hở da trần.

7. Thay găng khi chuyển từ người bệnh này sang chăm sóc người bệnh khác, thay găng nếu bị rách; Vệ sinh tay trước khi mang găng mới.

8. Khi tháo phương tiện PHCN, chú ý các nguyên tắc:

  • Mặt ngoài trang phục phòng hộ cá nhân lây nhiễm cao, khi tháo phải lộn mặt ngoài vào trong, luôn cuộn trang phục phòng hộ cá nhân trong lúc tháo, không được giũ trang phục phòng hộ cá nhân khi tháo.
  •  Phần trước trang phục phòng hộ cá nhân có nguy cơ lây nhiễm cao hơn phần sau, nên sờ vào phần sau để tháo trang phục phòng hộ cá nhân.
  • Tháo các trang phục phòng hộ cá nhân ở vùng mặt sau cùng, khẩu trang phải tháo sau cùng.

9. Trang phục phòng hộ cá nhân chỉ dùng một lần, là chất thải lây nhiễm, sau khi tháo phải bỏ ngay vào thùng chất thải lây nhiễm (thùng màu vàng). Thùng đựng chất thải phải đủ lớn và phải có nắp đậy tự động.

4. Các loại phương tiện phòng hộ cá nhân.

4.1. Loại phương tiện phòng hộ cá nhân.

Có thể chọn 01 trong 02 loại trang phục phòng hộ cá nhân sau:

Loại thứ nhất: Loại quần, áo choàng và mũ trùm đầu riêng biệt:

  • Áo choàng chống thấm hoặc áo choàng có kèm tấm choàng chống thấm.
  • Quần chống thấm
  • Tạp dề chống thấm
  • Khẩu trang y tế
  • Khẩu trang N95.
  • Kính bảo hộ
  • Mặt nạ che mặt.
  • Găng tay y tế.
  • Găng cao su.
  • Mũ che đầu loại trùm kín đầu và cổ.
  • Bao giầy loại ống cao.
  • Ủng cao su.
  • Có sẵn dung dịch vệ sinh tay nhanh.

Loại 2: Loại quần, áo choàng, mũ trùm đầu và bao giày chung:

cách mặc và cởi bỏ quần áo bảo hộ phòng dịch

4.2. Tiêu chí kỹ thuật

  • Kính bảo hộ và mạng che mặt phải cố định chặt vào khuôn mặt và ngăn chặn không để dịch thấm vào (Hình 2 và 3).
  • Khẩu trang y tế phải không thấm nước và không được xẹp ở vùng mặt.
  • Khẩu trang hô hấp phải kháng thấm (Hình 4).
  • Găng tay: Khuyến cáo dùng găng nitrile hơn găng latex.
  • Áo choàng và tạp dề phải kháng thấm máu và dịch (Hình 5).
  • Ủng cao su kháng thấm.
  • Bao giầy cao đến gần gối, kháng thấm, chống trượt.
  • Mũ che đầu và cổ, có chỗ mở phía trước để tháo ra sau.
  • Bộ trang phục y tế trước khi mặc PHCN nên sử dụng bộ quần áo mặc bên trong quần áo phẫu thuật (Hình 7).

5. Quy trình mặc và tháo bỏ phương tiện phòng hộ cá nhân của nhân viên y tế chăm sóc người bệnh nhiễm vi rút MERS-CoV.

5.1. Trước khi vào buồng bệnh

Thực hiện theo các bước sau:

  • Chọn ra tất cả những phương tiện cần thiết.
  • Chuẩn bị tất cả những phương tiện cần thiết.
  • Nên mặc trước trang phục y tế (quần áo mặc bên trong quần áo phẫu thuật) trước khi mặc trang phục phòng hộ cá nhân.
  • Mặc trang phục theo thứ tự các bước như sau:

Loại thứ nhất: Loại quần, áo choàng và mũ trùm đầu riêng biệt:

Bước 1. Vệ sinh tay.

Bước 2. Mặc quần và áo choàng.

Bước 3. Đi ủng chống thấm và chống thủng, trùm ngoài ống quần khi chăm sóc người bệnh. Đi ủng cao su để xử lý tử thi hoặc xử lý môi trường.

Bước 4. Mang khẩu trang y tế chống thấm trong chăm sóc người bệnh chưa cần làm thủ thuật tạo khí dung như thở máy, thở khí dung. Mang khẩu trang N95 trong chăm sóc người bệnh có làm những thủ thuật tạo khí dung như đặt nội khí quản, hút đờm, cho thở khí dung. Khi mang khẩu trang N95, chú ý đeo dây trên trước, dây dưới sau, đeo xong phải kiểm tra độ kín của khẩu trang.

Bước 5. Mang kính bảo hộ. Bước 6. Mang mặt nạ che mặt.

Bước 7. Đội mũ trùm kín đầu và cổ. Bước 8. Vệ sinh tay.

Bước 9. Mang găng. Đeo thêm găng tay cao su khi xử lý tử thi hoặc xử lý môi trường.

Bước 10. Mang tạp dề chống thấm nếu có nguy cơ tiếp xúc với máu và dịch cơ thể nhiều như khi đặt nội khí quản, xử lý dụng cụ, đồ vải và tử thi. Buộc dây trên trước, dây dưới sau.

Loại 2: Loại quần, áo choàng, mũ trùm đầu và bao giày chung:

Bước 1. Vệ sinh tay.

Bước 2. Mặc bộ đồ liền quần, áo choàng, mũ trùm đầu và bao giày.

Bước 3. Đi ủng.

Đi ủng chống thấm và chống thủng trùm ngoài ống quần khi chăm sóc người bệnh Ebola.

 Đi ủng cao su để xử lý tử thi hoặc xử lý môi trường.

Bước 4. Mang khẩu trang y tế chống thấm trong chăm sóc người bệnh chưa cần làm thủ thuật tạo khí dung như thở máy, thở khí dung. Mang khẩu trang N95 trong chăm sóc người bệnh có làm những thủ thuật tạo khí dung như đặt nội khí

quản, hút đờm, cho thở khí dung. Khi mang khẩu trang N95, chú ý đeo dây trên trước, dây dưới sau, đeo xong phải kiểm tra độ kín của khẩu trang.

Bước 5. Mang kính bảo hộ.

Bước 6. Mang mặt nạ che mặt. Bước 7. Đội mũ trùm đầu.

Bước 8. Vệ sinh tay. Bước 9. Mang găng.

Bước 10. Mang tạp dề chống thấm. Buộc dây trên trước, dây dưới sau. Đeo găng tay cao su khi xử lý tử thi hoặc xử lý môi trường.

5.2. Khi ra khỏi buồng bệnh

Sau khi ra khỏi buồng cách ly: cởi ngay phương tiện phòng hộ cá nhân tại buồng đệm của khu cách ly.
Trình tự tháo bỏ theo thứ tự sau:

Quy trình tháo bỏ trang bị phòng hộ cá nhân

Loại thứ nhất: Loại quần, áo choàng và mũ trùm đầu riêng biệt:

Bước 1. Tháo găng. Khi tháo cuộn mặt ngoài găng vào trong thành túi.

Bước 2. Nếu có mang tạp dề, tháo tạp dề, cởi dây dưới trước, dây trên sau, cuộn ngược tạp dề bỏ vào thùng chất thải.

Bước 3. Tháo bỏ áo choàng cuộn làm sao để mặt trong của áo choàng phủ ra ngoài và bỏ ngay vào thùng chất thải.

Bước 4. Tháo bỏ quần và ủng hoặc bao giầy cùng lúc, lộn mặt trong của quần ra ngoài. Nếu mang ủng, đặt ủng vàothùng có dung dịch sát khuẩn.

Bước 5. Vệ sinh tay.

Bước 6. Tháo mặt nạ che mặt.

Bước 7. Tháo kính bảo hộ từ phía sau đầu.

Bước 8. Tháo khẩu trang từ phía sau đầu. Khi tháo khẩu trang lưu ý tháo dây ở dưới trước và dây trên sau, không chạm vào mặt trước của khẩu trang.

Bước 9. Vệ sinh tay.

Loại thứ 2: Loại quần, áo choàng, mũ trùm đầu và bao giày chung:

Bước 1. Tháo găng. Khi tháo cuộn mặt ngoài găng vào trong thành túi.

Bước 2. Nếu có mang tạp dề, tháo tạp dề, cởi dây dưới trước, dây trên sau, cuộn ngược tạp dề bỏ vào thùng chất thải.

Bước 3. Tháo toàn bộ bộ trang phục phòng hộ: Mở khóa kéo. Tháo toàn bộ mũ, áo choàng và quần một lần, ra phía sau, cuộn làm sao để mặt trong của đồ phủ ra ngoài, cuốn tháo cùng ủng và bỏ ngay vào thùng chất thải.

Bước 4. Vệ sinh tay.

Bước 5. Tháo mặt nạ che mặt.

Bước 6. Tháo kính bảo hộ từ phía sau đầu.

Bước 7. Tháo khẩu trang từ phía sau đầu. Khi tháo khẩu trang lưu ý tháo dây ở dưới trước và dây trên sau, không chạm vào mặt trước của khẩu trang.

Bước 8. Vệ sinh tay.

Đối với xử lý tử thi hoặc xử lý môi trường, quy trình tháo bỏ được thực hiện hoàn toàn trong phòng đệm với các bước như trên, lưu ý sau khi tháo bỏ găng tay cao su, đôi găng ngoài sẽ được tháo bỏ cùng bộ quần áo bảo hộ.

6. Kiểm tra, giám sát việc sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân

  • Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn và điều dưỡng trưởng: chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, huấn luyện việc sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân của nhân viên y tế.

Nội dung giám sát:

  • Luôn có sẵn phương tiện phòng hộ cá nhân tại xe đặt trước buồng người bệnh hay tại buồng đệm của khu cách ly.
  • Nhân viên y tế sử dụng đủ và đúng phương tiện phòng hộ cá nhân cần thiết.
  • Phương pháp giám sát: bằng quan sát trực tiếp và ghi phiếu giám sát.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN PHÒNG HỘ CÁ NHÂN

Phương tiện phòng hộ cá nhân (PHCN) là những phương tiện để nhân viên y tế bảo vệ mình khỏi bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc gần với người bệnh. Phương tiện phòng hộ cá nhân cũng có thể bảo vệ người bệnh không bị nhiễm các vi sinh vật thường trú và vãng lai của nhân viên y tế.

1. Mục đích

Ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm vi rút MERS-CoV từ người bệnh sang nhân viên y tế, người nhà người bệnh và khách thăm.
Ngăn ngừa nguy cơ phát tán nguồn bệnh tới người bệnh khác, môi trường xung quanh người bệnh và cộng đồng.

2. Phạm vi áp dụng

Mọi nhân viên y tế, người nhà người bệnh, khách thăm, những người có tiếp xúc với người bệnh nghi ngờ hoặc xác định nhiễm vi rút MERS-CoV.

3. Nguyên tắc thực hiện

3.1. Nguyên tắc chung

  •  Sử dụng các phương tiện PHCN theo khuyến cáo của phòng ngừa chuẩn kết hợp với phòng ngừa qua tiếp xúc và giọt bắn trong chăm sóc người bệnh nghi ngờ hoặc xác định nhiễm vi rút MERS-CoV.
  • Sử dụng phương tiện PHCN nhằm bảo vệ niêm mạc miệng, mũi mắt và da của nhân viên y tế khỏi máu và dịch tiết các chất lây nhiễm. Vệ sinh tay, mang đầy đủ các phương tiện PHCN là biện pháp quan trọng nhất trong phòng ngừa lây nhiễm cho nhân viên y tế.
  •  Phương tiện PHCN chỉ hiệu quả khi áp dụng nó cùng với những biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn khác như tổ chức quy trình sàng lọc, cách ly, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải.
  • Quan trọng nhất cần chú ý trong sử dụng phương tiện PHCN là việc tuân thủ đúng quy trình sử dụng các phương tiện PHCN này.

3.2. Các nguyên tắc cần tuân thủ khi sử dụng phương tiện phòng hộ cá
nhân

1. Chỉ mặc phương tiện PHCN trong buồng đệm.

2. Luôn mang phương tiện PHCN khi tiếp xúc, thăm khám, chăm sóc cho người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm vi rút MERS-CoV.

3. Thực hành mặc và tháo bỏ phương tiện PHCN phải được thực hiện thuần thục trước khi chăm sóc người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm vi rút MERS-CoV và phải được giám sát bởi thành viên đã được đào tạo.

4. Chuẩn bị đầy đủ các vật dụng của bộ phương tiện PHCN trước khi mặc.

5. Khi đã vào phòng bệnh, tránh sờ hoặc điều chỉnh phương tiện PHCN.

6. Phải đảm bảo phương tiện PHCN phủ kín toàn bộ cơ thể, không được hở da trần.

7. Thay găng khi chuyển từ người bệnh này sang chăm sóc người bệnh khác, thay găng nếu bị rách; Vệ sinh tay trước khi mang găng mới.

8. Khi tháo phương tiện PHCN, chú ý các nguyên tắc:

  • Mặt ngoài trang phục phòng hộ cá nhân lây nhiễm cao, khi tháo phải lộn mặt ngoài vào trong, luôn cuộn trang phục phòng hộ cá nhân trong lúc tháo, không được giũ trang phục phòng hộ cá nhân khi tháo.
  •  Phần trước trang phục phòng hộ cá nhân có nguy cơ lây nhiễm cao hơn phần sau, nên sờ vào phần sau để tháo trang phục phòng hộ cá nhân.
  • Tháo các trang phục phòng hộ cá nhân ở vùng mặt sau cùng, khẩu trang phải tháo sau cùng.
    9. Trang phục phòng hộ cá nhân chỉ dùng một lần, là chất thải lây nhiễm, sau khi tháo phải bỏ ngay vào thùng chất thải lây nhiễm (thùng màu vàng). Thùng đựng chất thải phải đủ lớn và phải có nắp đậy tự động.

    4. Các loại phương tiện phòng hộ cá nhân

4.1. Loại phương tiện phòng hộ cá nhân

Có thể chọn 01 trong 02 loại trang phục phòng hộ cá nhân sau:

Loại thứ nhất: Loại quần, áo choàng và mũ trùm đầu riêng biệt:

  •  Áo choàng chống thấm hoặc áo choàng có kèm tấm choàng chống thấm.
  • Quần chống thấm
  • Tạp dề chống thấm
  • Khẩu trang y tế
  • Khẩu trang N95.
  • Kính bảo hộ
  • Mặt nạ che mặt.
  • Găng tay y tế.
  • Găng cao su.
  • Mũ che đầu loại trùm kín đầu và cổ.
  • Bao giầy loại ống cao.
  • Ủng cao su.
  • Có sẵn dung dịch vệ sinh tay nhanh.

Loại 2: Loại quần, áo choàng, mũ trùm đầu và bao giày chung:

  • Bộ quần, áo choàng, mũ và bao giày chung, có khóa kéo phía trước.
  • Tạp dề chống thấm.
  • Khẩu trang y tế.
  • Khẩu trang N95.
  • Kính bảo hộ.
  • Mạng che mặt.
  • Găng tay y tế.
  • Găng cao su.
  • Ủng chống thấm và chống thủng.
  • Ủng cao su.
  • Có sẵn dung dịch vệ sinh tay nhanh.

4.2. Tiêu chí kỹ thuật.

Kính bảo hộ và mạng che mặt phải cố định chặt vào khuôn mặt và ngăn chặn không để dịch thấm vào (Hình 2 và 3).

  • Khẩu trang y tế phải không thấm nước và không được xẹp ở vùng mặt.
  • Khẩu trang hô hấp phải kháng thấm (Hình 4).
  • Găng tay: Khuyến cáo dùng găng nitrile hơn găng latex.
  • Áo choàng và tạp dề phải kháng thấm máu và dịch (Hình 5).
  • Ủng cao su kháng thấm.
  • Bao giầy cao đến gần gối, kháng thấm, chống trượt.
  • Mũ che đầu và cổ, có chỗ mở phía trước để tháo ra sau.
  • Bộ trang phục y tế trước khi mặc PHCN nên sử dụng bộ quần áo mặc bên trong quần áo phẫu thuật (Hình 7).

5. Quy trình mặc và tháo bỏ phương tiện phòng hộ cá nhân của nhân viên y tế chăm sóc người bệnh nhiễm vi rút MERS-CoV

5.1. Trước khi vào buồng bệnh

Thực hiện theo các bước sau:

  • Chọn ra tất cả những phương tiện cần thiết.
  • Chuẩn bị tất cả những phương tiện cần thiết.
  • Nên mặc trước trang phục y tế (quần áo mặc bên trong quần áo phẫu thuật) trước khi mặc trang phục phòng hộ cá nhân.
  • Mặc trang phục theo thứ tự các bước như sau:

Loại thứ nhất: Loại quần, áo choàng và mũ trùm đầu riêng biệt:

Bước 1. Vệ sinh tay.

Bước 2. Mặc quần và áo choàng.

Bước 3. Đi ủng chống thấm và chống thủng, trùm ngoài ống quần khi chăm sóc người bệnh. Đi ủng cao su để xử lý tử thi hoặc xử lý môi trường.

Bước 4. Mang khẩu trang y tế chống thấm trong chăm sóc người bệnh chưa cần làm thủ thuật tạo khí dung như thở máy, thở khí dung. Mang khẩu trang N95 trong chăm sóc người bệnh có làm những thủ thuật tạo khí dung như đặt nội khí quản, hút đờm, cho thở khí dung. Khi mang khẩu trang N95, chú ý đeo dây trên trước, dây dưới sau, đeo xong phải kiểm tra độ kín của khẩu trang.

Bước 5. Mang kính bảo hộ.

Bước 6. Mang mặt nạ che mặt.

Bước 7. Đội mũ trùm kín đầu và cổ.

Bước 8. Vệ sinh tay.

Bước 9. Mang găng. Đeo thêm găng tay cao su khi xử lý tử thi hoặc xử lý môi trường.

Bước 10. Mang tạp dề chống thấm nếu có nguy cơ tiếp xúc với máu và dịch cơ thể nhiều như khi đặt nội khí quản, xử lý dụng cụ, đồ vải và tử thi. Buộc dây trên trước, dây dưới sau.

Loại thứ hai: Loại quần, áo choàng, mũ trùm đầu và bao giày chung:

Bước 1. Vệ sinh tay.

Bước 2. Mặc bộ đồ liền quần, áo choàng, mũ trùm đầu và bao giày. Bước 3. Đi ủng.

  • Đi ủng chống thấm và chống thủng trùm ngoài ống quần khi chăm sóc người bệnh Ebola.
  • Đi ủng cao su để xử lý tử thi hoặc xử lý môi trường.

Bước 4. Mang khẩu trang y tế chống thấm trong chăm sóc người bệnh chưa cần làm thủ thuật tạo khí dung như thở máy, thở khí dung. Mang khẩu trang N95 trong chăm sóc người bệnh có làm những thủ thuật tạo khí dung như đặt nội khí quản, hút đờm, cho thở khí dung. Khi mang khẩu trang N95, chú ý đeo dây trên trước, dây dưới sau, đeo xong phải kiểm tra độ kín của khẩu trang.

Bước 5. Mang kính bảo hộ.

Bước 6. Mang mặt nạ che mặt.

Bước 7. Đội mũ trùm đầu.

Bước 8. Vệ sinh tay.

Bước 9. Mang găng.

Bước 10. Mang tạp dề chống thấm. Buộc dây trên trước, dây dưới sau. Đeo găng tay cao su khi xử lý tử thi hoặc xử lý môi trường.

5.2. Khi ra khỏi buồng bệnh

Sau khi ra khỏi buồng cách ly: cởi ngay phương tiện phòng hộ cá nhân tại buồng đệm của khu cách ly.
Trình tự tháo bỏ theo thứ tự sau:

Quy trình tháo bỏ trang bị phòng hộ cá nhân

Loại thứ nhất: Loại quần, áo choàng và mũ trùm đầu riêng biệt:

Bước 1. Tháo găng. Khi tháo cuộn mặt ngoài găng vào trong thành túi.

Bước 2. Nếu có mang tạp dề, tháo tạp dề, cởi dây dưới trước, dây trên sau, cuộn ngược tạp dề bỏ vào thùng chất thải.

Bước 3. Tháo bỏ áo choàng cuộn làm sao để mặt trong của áo choàng phủ ra ngoài và bỏ ngay vào thùng chất thải.

Bước 4. Tháo bỏ quần và ủng hoặc bao giầy cùng lúc, lộn mặt trong của quần ra ngoài. Nếu mang ủng, đặt ủng vào thùng có dung dịch sát khuẩn.

Bước 5. Vệ sinh tay.

Bước 6. Tháo mặt nạ che mặt.

Bước 7. Tháo kính bảo hộ từ phía sau đầu.

Bước 8. Tháo khẩu trang từ phía sau đầu. Khi tháo khẩu trang lưu ý tháo dây ở dưới trước và dây trên sau, không chạm vào mặt trước của khẩu trang.

Bước 9. Vệ sinh tay.

Loại thứ 2: Loại quần, áo choàng, mũ trùm đầu và bao giày chung:

Bước 1. Tháo găng. Khi tháo cuộn mặt ngoài găng vào trong thành túi.

Bước 2. Nếu có mang tạp dề, tháo tạp dề, cởi dây dưới trước, dây trên sau, cuộn ngược tạp dề bỏ vào thùng chất thải.

Bước 3. Tháo toàn bộ bộ trang phục phòng hộ: Mở khóa kéo. Tháo toàn bộ mũ, áo choàng và quần một lần, ra phía sau, cuộn làm sao để mặt trong của đồ phủ ra ngoài, cuốn tháo cùng ủng và bỏ ngay vào thùng chất thải.

Bước 4. Vệ sinh tay.

Bước 5. Tháo mặt nạ che mặt.

Bước 6. Tháo kính bảo hộ từ phía sau đầu.

Bước 7. Tháo khẩu trang từ phía sau đầu. Khi tháo khẩu trang lưu ý tháo dây ở dưới trước và dây trên sau, không chạm vào mặt trước của khẩu trang.

Bước 8. Vệ sinh tay.

Đối với xử lý tử thi hoặc xử lý môi trường, quy trình tháo bỏ được thực hiện hoàn toàn trong phòng đệm với các bước như trên, lưu ý sau khi tháo bỏ găng tay cao su, đôi găng ngoài sẽ được tháo bỏ cùng bộ quần áo bảo hộ.

6. Kiểm tra, giám sát việc sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân

  • Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn và điều dưỡng trưởng: chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, huấn luyện việc sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân của nhân viên y tế.
  •  Nội dung giám sát:
  • Luôn có sẵn phương tiện phòng hộ cá nhân tại xe đặt trước buồng người bệnh hay tại buồng đệm của khu cách ly.
  •  Nhân viên y tế sử dụng đủ và đúng phương tiện phòng hộ cá nhân cần thiết.
  • Phương pháp giám sát: bằng quan sát trực tiếp và ghi phiếu giám sát.
Đánh giá

Cách Mặc Và Cởi Bỏ Quần Áo Bảo Hộ Phòng Dịch PPE vào lúc: Tháng Mười 16th, 2021 bởi vubien

Sản phẩm nổi bật

Tin liên quan
Liên hệ
Liên Hệ